Bạn đã biết các món ăn từ Yến sào từ đơn giản cho đến cầu kì? Cập nhật ngay thực đơn Yến sào để không bị nhàm chán. Cùng Yến Thị học thêm nhiều món ngon bổ dưỡng từ Yến sào bạn nha.

Một số món ăn từ Yến sào
- Tổ Yến chưng đường phèn
- Tổ Yến chưng hạt sen
- Tổ Yến chưng hạt chia
- Yến sào chưng lê
- Yến sào chưng kê gà
- Yến sào hầm chim bồ câu
- Cháo Yến sào với thịt bằm
- Súp gà tổ Yến
- Yến sào tiềm gà ác
Các món ngon chế biến cùng Yến sào thì nhiều vô kể. Để Yến Thị hướng dẫn bạn một số món cơ bản, đơn giản từ Yến sào nha.
Cách làm Yến sào tiềm gà ác
Công dụng: tăng cường sinh lực, thập toàn đại bổ, bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh.

Nguyên liệu và dụng cụ cần thiết:
- 30 gram tổ Yến
- Một con gà ác đã được sơ chế sạch sẽ
- Một gói thuốc Bắc
- Vỏ quýt khô
- Bột nêm
Các bước làm món tổ Yến tiềm gà ác như sau:
- Bước 1: Ngâm vỏ quýt với nước cho mềm
- Bước 2: Đun sôi nước với vỏ quýt, cho gà vào trần qua một lượt rồi vớt ra.
- Bước 3: Cho hai bát nước vào nồi, thêm thuốc bắc và cho gà vào hầm trong lửa nhỏ tầm hơn một tiếng, nhớ đảo gà để ngấm thuốc.
- Bước 4: Sau một tiếng thì cho tất cả các nguYến liệu như Yến sào, xá xíu vào chung và nấu tiếp trong khoảng một tiếng nữa bằng cách chưng cách thủy. Sau đó, cho chút bột nêm vào rồi tắt bếp là được.
Cách làm tổ Yến chưng hạt sen
Nguyên liệu:
- 1 tai Yến tinh chế tầm 10 gram (hoặc 1 tai Yến thô tầm 10 gram đã làm sạch lông và tạp chất)
- Hạt sen tươi
- Nước tinh khiết
- Đường phèn
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Hạt sen rửa sạch, hấp mềm vừa đủ theo sở thích người dùng
- Bước 2: Chưng tổ Yến. Thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 của món Tổ Yến chưng đường phèn
- Bước 3: Cho hạt sen đã hấp vào thố chưng tổ Yến, và lượng đường phèn vừa miệng ăn

- Bước 4: Dùng muỗng khuấy đều cho đường tan ra, giữ lửa nhỏ tầm 10 phút rồi tắt bếp.
Cuối cùng là sẵn sàng thưởng thức mùi thơm nồng của tổ Yến, vị bùi bùi, ngòn ngọt của hạt sen, hòa quyện với nước Yến thanh mát.
Lưu ý khi dùng Yến sào
Ngoài ra một số đối tượng không nên dùng Yến sào có thể kể đến như:
- Những người cảm mạo, sốt nhức đầu, đau bụng do lạnh hoặc đầy bụng, ho nhiều đàm loãng.
- Người đang có thể chất yếu, hấp thụ kém.
- Phụ nữ mới sinh, đang trong thời gian ở cữ hoặc phụ nữ mang thai dưới 3 tháng.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý nững điều cần tránh khi chế biến, sử dụng Yến sào như:
- Không được dùng lò vi sóng để hâm lại tổ Yến đã để trong tủ lạnh bởi vì nó sẽ làm mất đi dưỡng chất có trong Yến.
- Không được nấu Yến trực tiếp ở nhiệt độ cao trên 100 độ C vì khi đó các chất dinh dưỡng có trong tổ Yến sẽ bị bay hơi; mà chúng ta cần phải gia nhiệt từ từ. Chỉ nên hấp cách thủy Yến sào với một lượng nhỏ nước và sau đó dùng Yến với các món ăn kèm theo như cháo hay súp đã được nấu chín riêng. Điều này không chỉ giúp tạo sự đa dạng trong việc dùng Yến mà còn giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ Yến một cách hiệu quả.
- Tuyệt đối không được chưng Yến trong nồi cơm điện hoặc các loại nồi chưng Yến chuyên dụng mà không hẹn giờ.

Tổ Yến nguyên chất tại Yến Thị được thu hoạch trực tiếp từ nhà nuôi Yến Nha Trang 10 năm tuổi. Khách thương liên hệ hotline để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng!